Ly kỳ quả chuông đồng có tiếng vang hàng trăm dặm
Ly kỳ quả chuông đồng có tiếng vang hàng trăm dặm
Quả chuông đúc đồng quý đã gắn liền hơn 200 năm với lịch sử dân tộc, hiện đang được lưu giữ ở chùa La Chữ, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Huyền thoại chuông đồng
Chùa La Chữ nằm khuất dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, sân chùa lá vàng lác đác rơi… khiến cho khung cảnh trở nên trầm lắng, u tịch. Vừa bước chân qua cổng chùa, chúng tôi gặp ông Lê Phước Vân đang lúi húi lau chùi quả chuông đồng. “Tôi là hậu duệ đời thứ 4 của dòng họ Lê canh giữ chùa và bảo vệ chuông. Đã có lần Bảo tàng Việt Nam đến mượn triển lãm, dân làng nhất quyết không đồng ý, các đại gia đến ngỏ ý mua với hàng trăm triệu đồng cũng không bán. Đây là vật linh thiêng của làng La Chữ các chú ạ”.
Sau khi kiểm tra giấy tờ, ông Vân mới tin tưởng dẫn chúng tôi vào bên trong khu Chính điện tôn nghiêm. Ông Vân, mặc bộ áo tràng lam (áo dành riêng khi bước vào cửa chùa - PV), khấn bái và xin thần linh cho phép mượn sắc phong mà nhà vua đã công nhận về quả chuông quý thuộc quyền sở hữu làng La Chữ. Ông Vân cẩn thận mở chiếc hòm gỗ trên bàn thờ lấy ra hai bản sắc phong. Ông Vân cho biết: “Đây là bảo vật quý, được bảo vệ rất cẩn thận, chỉ được đưa ra khi đến ngày tế, lễ. Tôi đây là đời thứ 4 của họ Lê nên được giao phó bảo quản, các chú là khách quý nên tôi mới tin tưởng đưa ra”.
Theo tài liệu mà ông Vân cung cấp, quả chuông đúc đồng được tạo bởi vợ chồng võ tướng Điện tiền Thái Ngự giá Quận công Võ Văn Dũng (một vị tướng dưới triều đại Tây Sơn) cùng với nhạc phụ (bố vợ là ông Lê Công Học) đứng ra làm hội chủ cúng đường. Chuông cao 1,26m, gồm quai chuông 35cm, thân chuông 91cm (quai cấu tạo hình con rồng nằm uốn mình nối đuôi nhau với dáng vẻ oai hùng); Thân chuông trên đầu tròn, dưới miệng loe, đường kính ở bụng 57cm, miệng 69cm; trọng lượng chuông khoảng 4 tạ; Thân được khắc chạm nổi hình bát bửu: Cái quạt, pho sách, bình hoa, bầu rượu, gương soi, lược chải, cái tù và và lá hương mộc. Từng cặp trong 8 hình ảnh bố trí nằm hai bên, phía trên là 1 trong 4 chữ đại tự viết tên tứ thời: Xuân - Hạ - Thu - Đông (vào mùa nào thì đứng thứ ấy).
Theo thầy giáo Lê Công Mầu, cựu giáo viên trường Quốc học Huế giải mã ý nghĩa chữ và hoa văn trên chuông đồng: Phần lớn của chuông có 8 ông hộ pháp, mang khí giới, chùy và dao; Phần dưới chuông là hình tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng. Mặt Hạ là một bài nguyên bao gồm 52 chữ và mặt Đông là một bài kệ gồm 37 chữ. Nội dung chữ của hai mặt Xuân và Thu được dịch ra: “Hương Trà huyện, La Chữ; Hội thủ Lê Công Học tín cúng”. Nghĩa: Làng La Chữ, huyện Hương Trà; Hội trưởng Lê Công Học thành tâm xin cúng, Quận công Vũ Văn Dũng và vợ chính Lê Thị Vi đã có công đức. Mặt Thu: “Tân Hợi thu, thất nguyệt cốc nhật chú tạo”. Nghĩa: Chuông đúc vào ngày tốt của tháng 7, mùa thu năm Tân Hợi (tháng 8 -1791).
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1808), đã ra lệnh xóa sạch những tàn tích của vương triều cũ. Tuy nhiên, chuông đồng đã được dân làng cất giữ cẩn thận, bởi thế mà nó còn tồn tại cho đến bây giờ. Rất lạ khi “thoát nạn” quả chuông lại phát ra tiếng vang rất kỳ lạ, có thể vang xa hàng trăm dặm… Theo ông Vân kể lại: “Kinh thành Huế cách làng La Chữ hơn 20km, nhưng khi chuông đánh lên đã vang đến tai vua. Nghe tiếng chuông, vua bèn sai lính dò la ở đâu lại có tiếng kỳ lạ như vậy. Sau đó vua đã ra lệnh phải làm cách gì đó để giảm bớt tiếng chuông đi, nếu không sẽ bị tịch thu. Bởi thế, mà các bô lão trong làng đã khoan các lỗ trên chuông (gọi là “thiến”) để tránh tai họa”.
Ly kỳ quả chuông đồng có tiếng vang hàng trăm dặm
“Bùa hộ mệnh”… cho làng
Hiện nay, quả chuông đồng thời Tây Sơn duy nhất chỉ có ở làng La Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây có thể được coi là quả chuông đồng kỳ lạ nhất Việt Nam.
Không chỉ quả chuông lâu đời, có tiếng vang xa hàng trăm dặm mà còn là “bùa hộ mệnh” của làng. Theo như cụ Vinh, cao niên của làng, thông thường chùa nằm ở rìa làng, hay ở trên núi. Nhưng chùa La Chữ lại nằm ở trung tâm làng, trong chùa lại có chuông “thần”. Bởi thế làng được mệnh danh là “làng trường thọ” và “làng đại học”.
Ông Hà Xuân Út, Trưởng thôn La Chữ cho biết: Người dân trong làng như được Thánh phù hộ, rất ít tai nạn, ốm đau, bệnh tật, tuổi thọ 90 - trên 100 có vài ba chục cụ ông, cụ bà. Con em học hành tiến bộ, hàng năm có 40 - 50 em đỗ vào các trường CĐ - ĐH. Người làm quan chức cao ở huyện, tỉnh cũng rất nhiều. Làng La Chữ rất tự hào và hãnh diện”.
Ông Lê Phước Vân, dòng họ 4 đời lưu giữ quả chuông đồng phấn khởi cho biết: “Trước khi bố tôi mất, căn dặn tôi rất cẩn thận, quả chuông quý là “kho báu” không chỉ dòng họ ta nói riêng mà là vật “thần linh” của làng La Chữ nói chung. Dù có hy sinh cả tính mạng con cũng phải giữ gìn lấy”. Lời tâm huyết của người bố đã khắc sâu trong tâm can của ông Vân.
Năm 1968, chùa La Chữ đã bị bom Mỹ đánh phá ác liệt, mái chùa bị sập, giá gỗ của chuông bị đánh gãy. Nhưng kỳ lạ thay, chuông rơi xuống vẫn không hề sứt mẻ.
Bằng tinh thần và trách nhiệm, trải qua hàng trăm năm quả chuông kỳ lạ của làng La Chữ vẫn được người dân gìn giữ hết sức cẩn thận cho đến ngày hôm nay.
Chùa La Chữ nằm khuất dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, sân chùa lá vàng lác đác rơi… khiến cho khung cảnh trở nên trầm lắng, u tịch. Vừa bước chân qua cổng chùa, chúng tôi gặp ông Lê Phước Vân đang lúi húi lau chùi quả chuông đồng. “Tôi là hậu duệ đời thứ 4 của dòng họ Lê canh giữ chùa và bảo vệ chuông. Đã có lần Bảo tàng Việt Nam đến mượn triển lãm, dân làng nhất quyết không đồng ý, các đại gia đến ngỏ ý mua với hàng trăm triệu đồng cũng không bán. Đây là vật linh thiêng của làng La Chữ các chú ạ”.
Sau khi kiểm tra giấy tờ, ông Vân mới tin tưởng dẫn chúng tôi vào bên trong khu Chính điện tôn nghiêm. Ông Vân, mặc bộ áo tràng lam (áo dành riêng khi bước vào cửa chùa - PV), khấn bái và xin thần linh cho phép mượn sắc phong mà nhà vua đã công nhận về quả chuông quý thuộc quyền sở hữu làng La Chữ. Ông Vân cẩn thận mở chiếc hòm gỗ trên bàn thờ lấy ra hai bản sắc phong. Ông Vân cho biết: “Đây là bảo vật quý, được bảo vệ rất cẩn thận, chỉ được đưa ra khi đến ngày tế, lễ. Tôi đây là đời thứ 4 của họ Lê nên được giao phó bảo quản, các chú là khách quý nên tôi mới tin tưởng đưa ra”.
Theo tài liệu mà ông Vân cung cấp, quả chuông đúc đồng được tạo bởi vợ chồng võ tướng Điện tiền Thái Ngự giá Quận công Võ Văn Dũng (một vị tướng dưới triều đại Tây Sơn) cùng với nhạc phụ (bố vợ là ông Lê Công Học) đứng ra làm hội chủ cúng đường. Chuông cao 1,26m, gồm quai chuông 35cm, thân chuông 91cm (quai cấu tạo hình con rồng nằm uốn mình nối đuôi nhau với dáng vẻ oai hùng); Thân chuông trên đầu tròn, dưới miệng loe, đường kính ở bụng 57cm, miệng 69cm; trọng lượng chuông khoảng 4 tạ; Thân được khắc chạm nổi hình bát bửu: Cái quạt, pho sách, bình hoa, bầu rượu, gương soi, lược chải, cái tù và và lá hương mộc. Từng cặp trong 8 hình ảnh bố trí nằm hai bên, phía trên là 1 trong 4 chữ đại tự viết tên tứ thời: Xuân - Hạ - Thu - Đông (vào mùa nào thì đứng thứ ấy).
Theo thầy giáo Lê Công Mầu, cựu giáo viên trường Quốc học Huế giải mã ý nghĩa chữ và hoa văn trên chuông đồng: Phần lớn của chuông có 8 ông hộ pháp, mang khí giới, chùy và dao; Phần dưới chuông là hình tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng. Mặt Hạ là một bài nguyên bao gồm 52 chữ và mặt Đông là một bài kệ gồm 37 chữ. Nội dung chữ của hai mặt Xuân và Thu được dịch ra: “Hương Trà huyện, La Chữ; Hội thủ Lê Công Học tín cúng”. Nghĩa: Làng La Chữ, huyện Hương Trà; Hội trưởng Lê Công Học thành tâm xin cúng, Quận công Vũ Văn Dũng và vợ chính Lê Thị Vi đã có công đức. Mặt Thu: “Tân Hợi thu, thất nguyệt cốc nhật chú tạo”. Nghĩa: Chuông đúc vào ngày tốt của tháng 7, mùa thu năm Tân Hợi (tháng 8 -1791).
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi (năm 1808), đã ra lệnh xóa sạch những tàn tích của vương triều cũ. Tuy nhiên, chuông đồng đã được dân làng cất giữ cẩn thận, bởi thế mà nó còn tồn tại cho đến bây giờ. Rất lạ khi “thoát nạn” quả chuông lại phát ra tiếng vang rất kỳ lạ, có thể vang xa hàng trăm dặm… Theo ông Vân kể lại: “Kinh thành Huế cách làng La Chữ hơn 20km, nhưng khi chuông đánh lên đã vang đến tai vua. Nghe tiếng chuông, vua bèn sai lính dò la ở đâu lại có tiếng kỳ lạ như vậy. Sau đó vua đã ra lệnh phải làm cách gì đó để giảm bớt tiếng chuông đi, nếu không sẽ bị tịch thu. Bởi thế, mà các bô lão trong làng đã khoan các lỗ trên chuông (gọi là “thiến”) để tránh tai họa”.
Ly kỳ quả chuông đồng có tiếng vang hàng trăm dặm
Hiện nay, quả chuông đồng thời Tây Sơn duy nhất chỉ có ở làng La Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây có thể được coi là quả chuông đồng kỳ lạ nhất Việt Nam.
Không chỉ quả chuông lâu đời, có tiếng vang xa hàng trăm dặm mà còn là “bùa hộ mệnh” của làng. Theo như cụ Vinh, cao niên của làng, thông thường chùa nằm ở rìa làng, hay ở trên núi. Nhưng chùa La Chữ lại nằm ở trung tâm làng, trong chùa lại có chuông “thần”. Bởi thế làng được mệnh danh là “làng trường thọ” và “làng đại học”.
Ông Hà Xuân Út, Trưởng thôn La Chữ cho biết: Người dân trong làng như được Thánh phù hộ, rất ít tai nạn, ốm đau, bệnh tật, tuổi thọ 90 - trên 100 có vài ba chục cụ ông, cụ bà. Con em học hành tiến bộ, hàng năm có 40 - 50 em đỗ vào các trường CĐ - ĐH. Người làm quan chức cao ở huyện, tỉnh cũng rất nhiều. Làng La Chữ rất tự hào và hãnh diện”.
Ông Lê Phước Vân, dòng họ 4 đời lưu giữ quả chuông đồng phấn khởi cho biết: “Trước khi bố tôi mất, căn dặn tôi rất cẩn thận, quả chuông quý là “kho báu” không chỉ dòng họ ta nói riêng mà là vật “thần linh” của làng La Chữ nói chung. Dù có hy sinh cả tính mạng con cũng phải giữ gìn lấy”. Lời tâm huyết của người bố đã khắc sâu trong tâm can của ông Vân.
Năm 1968, chùa La Chữ đã bị bom Mỹ đánh phá ác liệt, mái chùa bị sập, giá gỗ của chuông bị đánh gãy. Nhưng kỳ lạ thay, chuông rơi xuống vẫn không hề sứt mẻ.
Bằng tinh thần và trách nhiệm, trải qua hàng trăm năm quả chuông kỳ lạ của làng La Chữ vẫn được người dân gìn giữ hết sức cẩn thận cho đến ngày hôm nay.
Nguồn: ANTĐ